Những kinh nghiệm bạn nên bỏ túi khi đi làm việc

Trước khi viết ra những dòng này, mình đã dạo qua nhà anh Gồ ngó nghía một chút. Mình nhận thấy rằng các anh chị đi trước đã chia sẻ rất nhiều bài viết hay với nhiều kinh nghiệm tuyệt vời. Tuy nhiên đa phần chưa đủ ý, ko sắp xếp trình tự hay rõ ràng cụ thể để bạn nắm bắt và vận dụng. Đồng thời, sau một thời gian đi làm, mình cũng tự đúc kết được một ít kinh nghiệm. Mình sẽ tổng hợp liệt kê dưới đây những kinh nghiệm để bạn "bỏ túi" khi đi làm việc:

Những kinh nghiệm bạn nên bỏ túi khi đi làm việc


Phần 1: Những điều cần thực hiện khi đi làm việc

- Đầu tiên là tác phong ăn mặc khi làm việc. Tránh ăn mặc xề xòa xệch xoạc, quần áo lỗi thời cũ kĩ, đi dép tổ ong, ... Cũng không nhất thiết là đi làm là phải quần tây áo sơ mi giầy da đóng thùng chỉnh tề. Tùy vào nơi làm việc, tùy vào ngành nghề bạn đang làm, bạn chọn trang phục phù hợp, chỉnh chu một chút, hợp thời trang một chút. Ăn mặc phong cách trông bạn sẽ tự tin hơn hẳn và cái ấn tượng đầu tiên lúc nào cũng quan trọng.

- Luôn đi làm sớm và đừng chăm chăm nhìn đồng hồ canh giờ tan sở. Dù công việc không cần thiết phải đi sớm về muộn, dù công tuy có thỏa mái giờ giấc, thì bạn cũng đừng nên tùy tiện. Hãy nhớ, mọi hoạt động của bạn trong giờ làm đều không thoát khỏi tầm mắt của cấp trên. Luôn có mặt sớm hơn vài phút mỗi ngày sẽ làm cho các sếp hiểu rằng bạn luôn quý trọng công việc hiện tại.

- Không ngại ngần làm việc vặt như pha cà phê, photocopy, bưng bê, hay đi lấy hộ thứ gì đó. Nó rất hữu ích để bạn học hỏi tích cóp nhiều kinh nghiệm. Trong một vài trường hợp khẩn cấp thì một mình bạn có thể độc lập tác chiến, hoàn thành tốt mọi công việc. Mặc khác, bạn nhiệt tình ngay cả những việc vặt sẽ tạo sự thân thiện, dễ nói chuyện và kết thân với những đồng nghiệp mới. Và nếu không hoàn thành những việc nhỏ thì ai dám giao cho bạn những chuyện lớn hơn?

- Làm việc kiên quyết dứt khoát và tích cực chủ động. Khi bắt đầu với công việc mới, bạn thường làm việc dè chừng, sợ làm sai, sợ làm không tốt hoặc gánh vác nhiều việc, thiếu quyết đoán và luôn mong chờ sự chỉ đạo từ cấp trên. Điều này sẽ khiến bạn gặp thêm nhiều khó khăn trong công việc. Mỗi khi được cấp trên giao nhiệm vụ, nếu nằm trong khả năng xử lý, bạn hãy tự tin tích cực thự hiện ngay và hoàn thành nhanh chóng. Đề phòng trước mọi tình huống sai sót có thể xảy ra, vì không phải lúc nào công việc đều có thể tiến hành đúng theo kế hoạch sẵn có. Trong trường hợp ngoài tầm hiểu biết của mình, hãy chủ dộng tham vấn với đồng nghiệp hoặc cấp trên chứ tuyệt đối không được tự ý hành động để tránh sai sót đáng tiếc và hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Luôn giữ cho mình một phong thái bình tĩnh trong mọi tình huống. Trạng thái đầu óc bình tĩnh thỏa mái luôn giúp bạn hoàn thành công việc với hiệu quả cao nhất, còn khiến mọi người xung quanh tin tưởng, tôn trọng và yêu quý bạn hơn.

- Chịu khó nghiêm túc học hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp chuyên môn. "Người giỏi nhất chưa chắc đã là người lãnh đạo tốt nhất". Kiến thức chuyên môn tốt, đó cũng chỉ là lý thuyết, nếu chịu khó trao dồi thêm kinh nghiệm thực tiễn giỏi thì bạn sẽ tiến rất nhanh.

- Hãy refresh F5 tút tát lại bản thân. Ngày nào cũng như ngày đầu tiên bạn đi làm. Những ngày đầu tiên đi làm, bạn luôn rất nhiệt tình, yêu quý công việc, thân thiện và hóa hức nhận thử thách mới. Nhưng dần dần, cảm giác này cũng nhạt đi và bắt đầu cảm thấy chán, điều này dể hiểu, cũng là chuyện bình thường. Tuy vậy, hãy nhớ lại bạn đã từng vất vả khó khăn như thế nào để nhận được công việc này. Cho nên, hãy luôn tạo cho mình một trạng thái làm việc nghiêm túc nhiệt tình như những ngày đầu.

Phần 2: Những điều cần tránh khi đi làm việc

- Đi làm muộn. Đi làm đúng giờ luôn là điều đầu tiên người đi làm phải nhớ, đặc biệt khi bạn bắt đầu cho công việc mới. Đi làm đúng giờ hoặc sớm vài phút cũng chẳng giải quyết thêm nhiều công việc nhưng nó thể hiện tác phong chuyên nghiệp của bạn. Để tránh đi làm muộn bạn cần tính toán thời gian đi làm và các yếu tố khách quan như đường xá, tình trạng giao thông, những tình huống bất thường có thể gây đến trễ.

- Không được coi thường bất kỳ ai, dù là anh lao công, anh bảo vệ hay chú giữ xe. Họ cũng như bạn, là người làm công ăn lương, thương nhau giúp đỡ nhau mới phải đạo.

- Đừng nghĩ bằng cấp của mình là ngon, nhiều người ko có tấm bằng nhưng đã đi làm nhiều năm, kinh nghiệm của họ phải gấp chục lần mình. Mình nhắc lại, lý thuyết bạn đã học là tốt, nhưng lý thuyết vẫn là lý thuyết, từ lý thuyết đến thực tiễn là khoảng cách rất xa. Với nền tản lý thuyết tốt, chịu khó trao dồi thực tiễn giỏi thì bạn sẽ thăng tiến rất nhanh.

- Cũng đừng nghĩ mình ngon hơn mấy chị bán bánh mì đối diện, mấy cô hàng nước trước chỗ làm, mấy bà gánh hàng ăn mồi chiều hay mấy chị bán cơm trưa. Có thể môi trường kiếm sống của họ không tốt bằng bạn. Nhưng với vị thế xã hội, họ là chủ công việc họ làm, bạn làm công cho người khác. Họi có thể không bán cho người họ không thích, nhưng bạn dù không thích một khách hàng nào đó nhưng phải làm vì sếp muốn. Rõ ràng bạn thua họ, đừng chảnh!

- Thấy cấp trên của mình làm không đúng những gì mình học rồi chửi sếp ngu, dựa vào quan hệ mà lên làm sếp. Có thể họ ngu, nhưng họ lại làm sếp của bạn. Bạn lại chấp nhận làm cấp dưới của họ tức là bạn ... ngu hơn họ rồi đó.

- Đừng nghĩ sếp suốt ngày đi chơi nhậu nhẹt, đổ dồn hết công việc lên đầu bạn rồi ca thán, cho rằng họ sướng mình khổ. Đi nhậu là một kỹ năng mềm mà không phải ai cũng học được. Đa phần hợp đồng được ký trên bàn nhậu hoặc trên giường đó.

- Đang làm việc mà đặt quá nhiều câu hỏi thắc mắc về lương thưởng và chế độ này kia. Đặc biệt là trong thời gian thử việc, bạn cần tập trung nắm bắt nhanh và hoàn thành tốt công việc được giao. Những vấn đề lương thưởng, chế độ này kia tốt nhất không đem ra bàn trong giờ làm. Nếu cần biết rõ thêm thì ngoài giờ liên hệ với đồng nghiệp làm lâu ở đó hoặc thậm chí trực tiếp gặp sếp tìm hiểu cũng không sao cả.

- Gọi điện thoại riêng quá nhiều. Thời gian ở cơ quan là dành cho công việc, không ai trả lương cho bạn để đến ngồi tám qua điện thoại, chỉ trừ các trường hợp cần gọi khẩn cấp. Sếp nào cũng mong muốn nhân viên tập trung 100% vào công việc, không sao nhãn vì nhiều chuyện cá nhân.

Chúc bạn thành công!
Cảm ơn bạn đã ghé thăm Chia Sẻ Chân Thành!

4 nhận xét

Bạn sẽ có được một backlink dofollow ngay sau khi đăng comment. Nếu bạn có bất kỳ ý kiến với bài viết này, hãy bình luận ngay nhé. Bạn vui lòng đăng những nhận xét lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu.